menu
Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may 2016

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

SAIGON TEX 2016 giới thiệu về các loại thiết bị sợi, dệt, nhuộm; dây chuyền may thuê tự động, máy đo và cắt vải tự động; phần mềm thiết kế, nguyên phụ liệu, vải, sợi...; các giải pháp công nghệ ngành dệt may của các công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực thiết bị và nguyên phụ liệu dệt may.
Trong khuôn khổ SAIGON TEX 2016 còn diễn ra các hội thảo và tọa đàm chuyên đề nhằm bàn các giải pháp nâng cao giá trị cho ngành dệt may như: Hội thảo các giải pháp tăng cường chuỗi cung ứng dệt may khi gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các biện pháp phòng vệ thương mại đối với lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may khi TPP có hiệu lực; tận dụng một số ưu đãi về quy tắc xuất xứ và thuế quan trong TPP và các hiệp định thương mại tự do đối với ngành dệt may.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại triển lãm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, trong thời gian tới, ngành DMVN tiếp tục được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội phát triển, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã kết thúc đàm phán TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc...
Thứ trưởng cho rằng, SAIGON TEX 2016 chính là cơ hội thuận lợi để các tổ chức, DN gặp gỡ đối tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược đầu tư hợp tác lâu dài.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường phát biểu  khi mạc triển lãm
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường cho biết, ngành DMVN là ngành mũi nhọn về xuất khẩu luôn phải chịu áp lực của thị trường, cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp và đối tác nước ngoài, từ nhiều năm nay Ngành luôn tăng trưởng 2 con số, năm 2015 ngành dệt may xuất khẩu được 27,3 tỷ USD, năm 2016 với nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại và các FTA, xuất khẩu ngành  DMVN sẽ cán đích 30 tỉ USD.
SAIGON TEX 2016 sẽ giúp các DN dệt may có thêm nhiều thông tin và cơ hội tiếp cận các công nghệ sản xuất mới nhất để định hướng đầu tư thêm công nghệ nhằm tăng dần tỉ lệ nội địa hóa cũng như chủ động được các nguồn nguyên phụ liệu trong nước; đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ để tận dụng tối đa được các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, đặc biệt là TPP qua đó, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành Dệt May Việt Nam phát triển bền vững.
 

DĐ-CH
Nghiên cứu & Đào tạo

Chia sẻ:

Copyright © 2016 - 2024 Vải sợi Tín Nghĩa. Designed by AIB.VN

  • Online: 1
  • Tổng truy cập: 231475